BÍ KÍP ĐỂ CÓ “ĐAM MÊ LẬP TRÌNH”

Bài viết gần đây

RTEP K2 nghĩ gì sau 2 tuần ON-JOB-TRAINING tại văn phòng Rikkeisoft Đà Nẵng

Ngày 20/2/2023, học viên K2 chính thức bước vào giai đoạn cuối của lộ trình RTEP- Học kỳ On-Job-Training...

RTEP K2 tổng kết Lớp Kaiwa Nền Tảng. Hoàn thành bước tiến mới cho hành trình chinh phục tiếng Nhật!

Trong hành trình tiến đến mục tiêu đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, chinh phục tiếng Nhật...

RTEP – ERS chuẩn bị gì trước thềm phỏng vấn Onsite Nhật?

Tháng 10/2022, Chương trình RTEP vui mừng nhận tin những học viên đầu tiên sang Nhật để làm việc...

Học viên RTEP K1 – Hành trình mới của cô nàng Diệu Hiền trên đất nước Nhật Bản

Cuối tháng 10 này, Chương trình đào tạo kỹ sư tài năng Việt Nhật (RTEP) đã thành công đưa...

Học kỳ cũ- Hành trình mới, RTEP K2 bước vào giai đoạn mới của hành trình chinh phục mục tiêu “Đặt chân đến Xứ...

Ngày 6/10/2022, Chương trình RTEP đã tổ chức Lễ tổng kết và trao học bổng tích lũy, khen thưởng...

Làm sao để biết mình có đam mê lập trình hay không?

Có khá nhiều bạn muốn theo ngành nhưng ngại, không biết là mình có đam mê hay không, không biết là mình có theo nổi hay không?

Nhiều bạn thích ngồi máy tính chơi game, lướt web, thích dùng đồ công nghệ, thích ngành công nghệ thông tin nên lầm tưởng là mình cũng đam mê lập trình nên cắm đầu vào ngành công nghệ thông tin (mình hồi xưa cũng vậy).

Thật ra, lập trình chỉ là một trong vô vàn công việc trong ngành IT (bên cạnh đó là những việc khác như tester, BA, cài win bấm cáp dạo). Lập trình viên là người viết code để giải quyết vấn đề của công ty, của khách hàng.

Câu hỏi “Liệu mình có đam mê lập trình hay không”, chỉ có bản thân bạn mới có thể trả lời được!

Câu hỏi “Liệu mình có đam mê lập trình hay không”, chỉ có bản thân bạn mới có thể trả lời được!

Muốn biết mình có thật sự đam mê lập trình hay không, cách tốt nhất chính là… cắm đầu vào học lập trình xem mình có cảm thấy thích thú hay không?

Nếu bạn có thể nhồi vào đầu vô số những thuật ngữ nhàm chán (hàm, biến, con trỏ, đệ quy,…), có thể ngồi 2, 3 tiếng đồng hồ để giải những bài lập trình khó, tức là bạn đủ kiên nhẫn để theo lập trình.

Hoặc bạn cảm thấy sung sướng “vãi hà” khi viết xong mà chương trình compile được, chạy được đúng. Hoặc bạn cảm thấy tự hào vãi lúa khi viết ra một phần mềm nho nhỏ cho mình dùng, cho bạn bè bà con dùng. Tức là bạn đủ đam mê và động lực để thành lập trình viên.

Đấy, muốn biết thì chỉ cần học thử thôi, tài liệu và lộ trình tự học trên mạng bây giờ rất là nhiều. Nếu bước đầu học mà cảm thấy không theo nổi, cảm thấy chán việc ngồi lâu, suy nghĩ nhiều; nghĩa là bạn không phù hợp với ngành, đam mê bạn không đủ, có thể chọn ngành khác thôi, chả sao cả!

Nếu cảm thấy không phù hợp thì bạn cứ chọn ngành khác thôi, không sao cả!

Đam mê lập trình từ đâu ra?

Nhiều bạn cảm thấy thích thích lập trình, lỡ vào học CNTT, muốn theo ngành lâu dài, nhưng cảm thấy mình không đủ đam mê, không thấy quá thích thú với ngành. Các bạn hỏi mình “Có cách nào để trở nên mê lập trình, thích ngành này không?”.

Theo mình, đam mê nó không tự dưng trên trời rơi xuống, mà nó phát nguồn từ chính bản thân con người các bạn!

Người ta thường bảo rằng “Khi bạn đam mê một thứ gì đó, bạn sẽ làm việc đó rất tốt”. Mình thì nghĩ ngược lại “Khi bạn thành thạo một việc gì đó, yêu thích nó, đam mê sẽ tự đến với bạn”.

Đam mê bắt nguồn từ chính bản thân con người bạn

Đa phần, các bạn cảm thấy chán nản, lạc lối vì học code quá khó, học hoài mà không làm gì ra hồn. Để có được đam mê, các bạn hãy tiến từng bước nhỏ, từ giải bài tập, cho tới làm các dự án nhỏ, rồi làm nhiều thứ hay ho hơn để nâng cao khả năng lập trình của mình.

Sau mỗi bài toán, mỗi dự án thành công, bạn sẽ thấy khả năng lập trình của mình ngày càng tiến bộ. Lập trình càng giỏi, bạn sẽ càng thấy thích lập trình, thích những thứ mình làm hơn!

Bản thân mình cũng vậy thôi, ngày xưa mình cũng chưa biết mình thích Java hay C#, thích web hay mobile. Tuy nhiên, duyên trời đưa đẩy, mình làm việc nhiều với C#, làm việc nhiều theo hướng web full-stack developer.

Thế rồi, qua quá trình tìm hiểu và sử dụng, qua nhiều dự án thành công, công việc thỏa mãn, mình tự thấy mình có đam mê với Web, với C# thôi, chả cần phải đi đâu xa xôi cả!

Đam mê sẽ tự đến khi bạn cảm thấy thích những thứ mình làm nhé!

Khi chán và hết đam mê thì phải làm sao?

Bên cạnh đó, mình cũng nghe nhiều bạn than thở là “Hồi xưa mê code lắm. Thế nhưng, từ khi đi làm, công việc thì vừa lặp đi lặp lại, vừa mệt mỏi nhàm chán, lại toàn phải dùng công nghệ cũ. Ghét công việc, các bạn chuyển qua ghét luôn code!” Vậy phải làm sao?

Theo mình, một trong những cách hay ho để đỡ nhàm chán đó là… tự học hỏi những cái mới:

  • Trước giờ bạn code trên Windows phải không? Hãy thử đổi qua code trên Mac hay Linux xem sao?
  • Trước giờ bạn code Java, C# nhàm rồi hả? Thử chơi với Python hoặc JavaScript xem thế nào nhé?
  • Trước giờ bạn chỉ biết code chứ không biết làm sao deploy? Sắm một con VPS rồi vọc vạch Linux để deploy code liền nào?

Việc học cái mới sẽ giúp bạn thấy refresh và mở mang đầu óc:

  • Học một công nghệ mới, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui thú hồi mới học code, khi những dòng code đầu tiên của bạn chạy được, chạy đúng!
  • Công ty bắt dùng công nghệ cũ thì đã sao?? Cuối tuần mình tự nghĩ ra dự án, tự chọn công nghệ mới cho vui cũng được vậy!

Bạn cũng có thể tự tìm cho mình những thú vui khác như thể thao, chụp hình (gái)

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số thú vui khác như thể thao, chơi games, đọc sách, chụp ảnh, đạp xe… Khi đã chán code thì đừng ép mình code nữa, hoặc thử thay đổi môi trường, nghỉ phép một thời gian đi du lịch xem có đỡ mệt mỏi hơn không nhé!

Nguồn: Rikkei.vn

 

Góc Nhật Bản

Những điều cần biết về kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT

JLPT là gì? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật có tên tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) tiếng Anh: "Japanese Language Proficiency Test" - JLPT) là kì...

Hanami – Độc đáo lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào (桜, sakura) được xem như là quốc hoa (không chính thức) của đất nước mặt trời mọc. Hàng năm, các ngôi...

Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được...

Nét đặc trưng trong văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, văn hóa chào hỏi chính là một nét văn hóa đặc trưng dần trở thành phong cách của mỗi...

Truyền nghề

THẾ NÀO LÀ MỘT TESTER XUẤT SẮC?

Công việc chính của một Tester là tìm kiếm những lỗi hệ thống, thẩm định xem hệ thống có đáp ứng được các yêu...

BÍ KÍP “NHỜ VẢ” CHO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN ÍT KINH NGHIỆM TẠI NƠI CÔNG SỞ

Khi mới chập chững làm quen với công việc của một lập trình viên, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều vướng mắc...

DÙNG EMAIL ĐỈNH CAO, ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM SAU

Hiện nay, email vẫn là phương tiện chủ yếu giúp chúng ta kết nối với mọi người, trong cả việc công lẫn việc cá...

19 Sai Lầm Của Lập Trình Viên

Sưu tầm nhiều sách, tải nhiều video học lập trình nhưng bao giờ đọc và học nghiêm túc Hiện nay, sách Ebook quá nhiều,...