Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bài viết gần đây

RTEP K1 VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ Ở RIKKEI NAGOYA – NHẬT BẢN

Tiếp nối với hành trình chinh phục xứ sở hoa anh đào, vừa qua Chương trình RTEP tiếp tục...

RTEP K2 nghĩ gì sau 2 tuần ON-JOB-TRAINING tại văn phòng Rikkeisoft Đà Nẵng

Ngày 20/2/2023, học viên K2 chính thức bước vào giai đoạn cuối của lộ trình RTEP- Học kỳ On-Job-Training...

RTEP K2 tổng kết Lớp Kaiwa Nền Tảng. Hoàn thành bước tiến mới cho hành trình chinh phục tiếng Nhật!

Trong hành trình tiến đến mục tiêu đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, chinh phục tiếng Nhật...

RTEP – ERS chuẩn bị gì trước thềm phỏng vấn Onsite Nhật?

Tháng 10/2022, Chương trình RTEP vui mừng nhận tin những học viên đầu tiên sang Nhật để làm việc...

Học viên RTEP K1 – Hành trình mới của cô nàng Diệu Hiền trên đất nước Nhật Bản

Cuối tháng 10 này, Chương trình đào tạo kỹ sư tài năng Việt Nhật (RTEP) đã thành công đưa...

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được tổ chức định kỳ vào tháng 7 và tháng 12 hằng năm. 

Bài thi JLPT được tổ chức nhằm xác định năng lực và cấp giấy chứng nhận cho người theo học tiếng Nhật. Có rất nhiều người khá băn khoăn về cách học của mình trước những cuộc thi này. Để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về kỳ thi cũng như mách bạn những mẹo làm bài thi này thì xin mời tham khảo bài viết dưới đây.

Thực tế, để làm bài thi Năng lực tiếng Nhật này đòi hỏi người học phải có cả kiến thức và kỹ năng. Phần kiến thức sẽ phụ thuộc vào chính bạn và thái độ học tập. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các mẹo cũng như các kỹ năng cần có để bạn trang bị khi bước vào kỳ thi.

 

Xác định được cấu trúc để thi

Bài thi JLPT phân ra cấp độ từ N5 – N1 và cơ bản các phần sẽ giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo cấp độ mà độ khó của bài thời gian làm bài cũng khác nhau. Một bài thi JLPT bao gồm phần thi hán tự, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Cách tốt nhất là bạn nên chia thời gian các phần thi cho hợp lý. Một lưu ý là bạn nên dành ra tầm 1 – 2 phút để kiểm tra phần mình làm.  

Tổng quan thời gian làm bài thi JLPT các cấp độ

Có một vài người học ôn thi JLPT thường chỉ tập trung vào một phần cố định hoặc chỉ hoặc phần mà mình muốn. Đây là ý nghĩ sai lầm nếu không may bạn nhỡ trượt kỳ thi. Hãy nên ôn tập đều các phần. Nếu phần nào cảm thấy yếu thì dành thêm thời gian cho phần đó. 

Luyện giải đề

Sau khi đã xác định được cấu trúc của đề thi thì hãy bắt tay vào luyện đề. Giải đề chính là cách giúp bạn rèn luyện khả năng cũng như phản xạ trước khi thi.Nhờ có việc luyện đề mà chúng ta có thể canh được thời gian làm bài. Bộ não của chúng ta cũng sẽ hoạt động tập trung trong khoảng thời nhất định trong lúc luyện đề. 

Chú ý những dấu hiệu câu trong phần đọc hiểu

Phần đọc hiểu thông thường chính là phần đạt điểm mấu chốt của bài thi năng lực tiếng Nhật. Hầu hết những người đã tham gia cuộc thi này đều phải chạy đua với thời gian để làm cho hết tất cả phần đọc hiểu. Tuy nhiên, không phải là không có cách để giải quyết vấn đề này. 

Để làm đọc hiểu tốt đầu tiên phải nắm được nội dung câu hỏi có trong bài. Khi đã xác định được trọng tâm câu hỏi thì bắt đầu đọc lướt nội dung của đoạn văn rồi gạch chân những câu có những từ しかし、でも、が、けれど、けれども…. Đây là những từ nối giúp chúng ta tìm ra đáp án. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nội dung chính của bài thường ở cuối của bài. Việc còn lại là đọc đáp án và lọc ra những đáp án sai. 

Trong trường hợp phân vân giữa 2 đáp án có thể thử đọc lại một lần nữa ở những câu mà bạn đã đánh dấu với các từ đã liệt kê như trên. 

Nắm bắt nội dung chính của phần nghe

Phần nghe trong bài thi JLPT chiếm đến 50 phút làm bài. Trong phần nghe của mỗi cấp độ sẽ có những dạng bài nghe khác nhau và điểm nghe chuẩn đạt là 19 điểm. Trong phần này cần chú ý bài thi chỉ cho nghe 1 lần và chọn luôn đáp án. Sẽ chỉ có tầm  3-5s vừa suy nghĩ vừa chọn đáp án và điền vào phiếu trả lời. Do đó, cần bạn phải tập trung và rèn luyện nghe thường xuyên. 

Khi luyện nghe tại nhà, bạn cũng nên tập nghe 1 lần và chọn ngay đáp án nhằm tạo thói quen cho mình. Phản xạ ở đây bạn cần có là nắm ý nhanh, có khả năng tiếp thu. 

Nhìn chung, những kỹ năng hay mẹo là những phần hỗ trợ cho quá trình ôn luyện của bạn. Chúng ta cũng nên quan tâm đến kiến thức và mức độ của mình. Vẫn còn rất nhiều những kỹ năng mà bạn nên tham khảo thêm. Chúc bạn học tập chăm chỉ và đỗ kỳ thi JLPT sắp tới. 

 

Góc Nhật Bản

Bỏ túi 100 thuật ngữ tiếng Nhật ngành IT dành cho kỹ sư phần mềm

Kỹ sư công nghệ thông tin là một công việc vô cùng hấp dẫn ở Nhật Bản hiện nay, bởi mức lương trung bình...

Những điều cần biết về kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT

JLPT là gì? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật có tên tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) tiếng Anh: "Japanese Language Proficiency Test" - JLPT) là kì...

Hanami – Độc đáo lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào (桜, sakura) được xem như là quốc hoa (không chính thức) của đất nước mặt trời mọc. Hàng năm, các ngôi...

Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được...

Truyền nghề

THẾ NÀO LÀ MỘT TESTER XUẤT SẮC?

Công việc chính của một Tester là tìm kiếm những lỗi hệ thống, thẩm định xem hệ thống có đáp ứng được các yêu...

BÍ KÍP “NHỜ VẢ” CHO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN ÍT KINH NGHIỆM TẠI NƠI CÔNG SỞ

Khi mới chập chững làm quen với công việc của một lập trình viên, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều vướng mắc...

DÙNG EMAIL ĐỈNH CAO, ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM SAU

Hiện nay, email vẫn là phương tiện chủ yếu giúp chúng ta kết nối với mọi người, trong cả việc công lẫn việc cá...

19 Sai Lầm Của Lập Trình Viên

Sưu tầm nhiều sách, tải nhiều video học lập trình nhưng bao giờ đọc và học nghiêm túc Hiện nay, sách Ebook quá nhiều,...