BLOCKCHAIN – XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ
Blockchain là gì? Tại sao nó lại trở thành một trong những xu hướng công nghệ hiện nay? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này!
Giống như nhiều xu hướng quan trọng khác, công nghệ này không thu hút được nhiều sự quan tâm vào năm 2021, nhưng kể từ cuối năm 2020, bắt kịp theo xu hướng công nghệ, công ty Rikkeisoft đã đầu tư mạnh hơn về mảng blockchain và kỹ thuật số, với sản phẩm nổi bật là RiFi (Rikkei Finance), đầu tư các công ty về blockchain như Oraichain.
MẠNG INTERNET ĐÃ THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ TỪ KHI RA ĐỜI.
Blockchain và Web 3.0
Web 1.0 ra đời 1970, là thời kỳ sơ khai, ở mức đơn giản, mọi người chủ yếu dùng web để xem thông tin, giới thiệu mặt hàng, chủ yếu để vào đọc thông tin.
Web 2.0 nổi bật với thời kỳ phát triển của các mạng xã hội, mang tính chất social, liên kết con người và con người trên các nền tảng trực tuyến để mọi người có thể làm việc, trao đổi được dễ dàng thông qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử.
Web 3.0 dần được nhắc đến khi Crypto bùng nổ khiến công nghệ Blockchain được chú ý.
Ngoài ra sự phát triển của IoT (Internet of Things), AI hứa hẹn sẽ mang đến một thời kỳ kết nối mới trên mạng internet. Với tính chất phi tập trung (decentralized) của mình Blockchain được hy vọng sẽ mang đến một thế giới internet tự do, nơi dữ liệu không bị quản lý bởi bất kỳ bên trung gian nào. IoT và blockchain, AI cùng với những siêu dữ liệu hứa hẹn sẽ khiến thế giới “ảo” trên internet gần với thế giới thực hơn bao giờ hết. Web 3.0 còn được gọi là Web Economy vì nó hứa hẹn tạo nên một nền kinh tế số, nơi con người thực sự có thể “sống” trên mạng internet. Chính những tiềm năng to lớn của Web 3.0 có thể làm thay đổi hoàn toàn thế giới chúng ta đang sống trong tương lai không xa.
NHỮNG MẢNG PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Blockchain chỉ thực sự được chú ý khi đồng tiền mã hóa đầu tiên – Bitcoin ra đời vào năm 2008. Cho đến năm 2013, làn sóng Bitcoin đầu tiên bắt đầu phát triển ở Nhật và đồng tiền này bắt đầu tăng giá chóng mặt (<=100$). Làn sóng Bitcoin đầu tiên đã tạo tiền đề cho thị trường cryptocurrency phát triển. Thị trường cryptocurrency bùng nổ lần thứ hai vào năm 2017 đã khiến giá trị 1 Bitcoin lên tới $20.000. Đầu năm 2018, thị trường cryptocurrency đi xuống, giá Bitcoin cũng lao dốc theo, đồng tiền này đã mất tới hơn 80% giá trị khi có thời điểm chỉ được giao dịch ở mức giá hơn 3000$. Các doanh nghiệp liên quan tới cryptocurrency phá sản và rời thị trường, đây là những năm tháng cực kỳ ảm đạm của thị trường tiền mã hóa. Thị trường ảm đạm là cơ hội cho những công nghệ mới phát triển. Điển hình là sự ra đời của Ethereum và hợp đồng thông minh (Smart Contract) đã khắc phục những nhược điểm của Bitcoin. Ethereum đã khiến cho hợp đồng thông minh trở nên phổ biến và đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của các nền tảng tài chính phi tập trung – DeFi (Decentralized finance) sau đó.
DeFi là gì?
DeFi (Decentralized finance) là những nền tảng tài chính dựa trên blockchain, áp dụng smart contract và các công cụ thông minh nhằm tạo ra các cách thức trao đổi tiền với nhau ở các thị trường tài chính phi tập trung.
VD: ở thị trường tài chính tập trung hiện tại, chúng ta giao dịch tài chính ở ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian. Tốn rất nhiều thủ tục, thời gian,… Trên các nền tảng DeFi như Uniswap hay Pancakeswap chúng sử dụng AMM nhằm mang lại khả năng thanh khoản tự động, không qua trung gian, giao dịch được thực hiện P2P nhanh chóng. Đây là bước tiến tuyệt vời trong việc trao đổi hai đồng tiền, chúng giống như một ngân hàng ảo nhưng hoạt động độc lập và không có trung gian.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là các đồng tiền có tỷ giá tương đương USD bên ngoài. Stablecoin được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Thường thì một stablecoin sẽ được tạo ra bởi một tổ chức tài chính bằng cách cố định stablecoin vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác. Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường Crypto hiện tại, đó chính là sự biến động. Stablecoin là loại cryptocurrency thích hợp để lưu trữ và làm phương tiện trao đổi giá trị.
TƯƠNG LAI CỦA DeFi VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Tương lai các ngân hàng trung ương sẽ tiến hành chuyển đổi sang stablecoin, điều này giúp các ngân hàng dễ dàng kiểm soát được toàn bộ ví của mình, sẽ không còn những ngân hàng thương mại tồn tại. Ngoài ra, Defi còn hứa hẹn sẽ tạo ra những nền tảng tài chính tự do, không bị kiểm soát, không có trung gian. Khiến dữ liệu và các giao dịch tài chính được minh bạch, gần như không thể làm giả. Nhưng chính sự minh bạch này cũng vừa là điểm mạnh và điểm yếu của blockchain khi bạn bị lộ danh tính thì mọi giao dịch trên blockchain của bạn sẽ được tìm kiếm một cách dễ dàng. Hiện nay Mỹ là một trong những cường quốc khá cởi mở với cryptocurrency. DeFi hứa hẹn sẽ là nền tảng bùng nổ trong những năm tới.
NFT là gì?
NFT (Non-fungible token) được ra đời cách đây hơn một năm. Chúng là một loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác trên blockchain. Thường đây có thể là tài sản ảo hoặc phiên bản mã hóa của tài sản trong thế giới thực. Vì mỗi NFT là duy nhất và chúng KHÔNG THỂ hoán đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Do đó NFT có thể áp dụng để buôn bán tài sản kỹ thuật số hay các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra trào lưu NFT game nở rộ khiến chúng được áp dụng để mua bán những vật phẩm trong game.
Blockchain Developer có gì?
Có thể khẳng định Developer ngành Blockchain rất hot, gần như phải tự đào tạo vì độ khan hiếm trên thị trường. Đối với lập trình Blockchain ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng hiện tại là solidity (Rikkei hiện tại đang dùng ngôn ngữ này), bên cạnh đó là webAssembly với mức độ linh hoạt tốt hơn solidity và thể hiện logic tốt hơn so với solidity. Cả hai ngôn ngữ đều được đánh giá cao về tính bảo mật và độ an toàn.
Thị trường cryptocurrency đi lên, các dự án IDO/ICO ngày càng nhiều. Và trong tương lai không xa, ứng dụng liên quan blockchain sẽ càng ngày càng phát triển, các ví điện tử sẽ dần biến mất, và crypto sẽ có thể hoàn toàn thay thế cho hình thức giao dịch ngân hàng truyền thống. Do đó cơ hội với các lập trình viên là vô cùng hấp dẫn khi cơ hội việc làm hết sức đa dạng: từ các công ty công nghệ, công ty truyền thông đến các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Có thể nói, Blockchain là lĩnh vực khá mới mẻ, có tính ứng dụng rộng rãi và nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Nếu bạn đam mê ngành này hãy nắm bắt cơ hội, nhanh chóng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.