Nét đặc trưng trong văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Bài viết gần đây

RTEP K1 VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ Ở RIKKEI NAGOYA – NHẬT BẢN

Tiếp nối với hành trình chinh phục xứ sở hoa anh đào, vừa qua Chương trình RTEP tiếp tục...

RTEP K2 nghĩ gì sau 2 tuần ON-JOB-TRAINING tại văn phòng Rikkeisoft Đà Nẵng

Ngày 20/2/2023, học viên K2 chính thức bước vào giai đoạn cuối của lộ trình RTEP- Học kỳ On-Job-Training...

RTEP K2 tổng kết Lớp Kaiwa Nền Tảng. Hoàn thành bước tiến mới cho hành trình chinh phục tiếng Nhật!

Trong hành trình tiến đến mục tiêu đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, chinh phục tiếng Nhật...

RTEP – ERS chuẩn bị gì trước thềm phỏng vấn Onsite Nhật?

Tháng 10/2022, Chương trình RTEP vui mừng nhận tin những học viên đầu tiên sang Nhật để làm việc...

Học viên RTEP K1 – Hành trình mới của cô nàng Diệu Hiền trên đất nước Nhật Bản

Cuối tháng 10 này, Chương trình đào tạo kỹ sư tài năng Việt Nhật (RTEP) đã thành công đưa...

Đối với người Nhật Bản, văn hóa chào hỏi chính là một nét văn hóa đặc trưng dần trở thành phong cách của mỗi người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người Nhật cũng giữ thói quen cúi chào để thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau như: xin lỗi, cảm ơn, tạm biệt,….

“Xứ sở mặt trời mọc” này khiến khá nhiều người nể phục bởi việc tôn trọng những nguyên tắc, phong cách làm việc và thái độ cầu toàn. Văn hóa cúi đầu cũng từ đó tồn tại theo sự phát triển của đất nước này. Chính vì vậy, bài viết sau đây xin chia sẻ ý nghĩa của việc văn hóa cúi chào và những kiểu cúi chào cơ bản của người Nhật Bản. 

Ý nghĩa của văn hóa cúi chào

Nếu như các nước Phương Tây cúi chào nhau bằng cách bắt tay hoặc ôm thì ở Nhật Bản người ta sẽ chào nhau bằng cách cúi người. Vì người Nhật Bản rất kiêng kỵ việc chạm vào cơ thể nhau. Văn hóa cúi chào ở Nhật Bản được gọi chung là Ojiri. Văn hóa này mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào tình huống mà bạn cúi chào.

Ý nghĩa đầu tiên của việc này chính là thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người đối diện. Cho dù là ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì văn hóa này chính là cầu nối giữa 2 người với nhau. Đồng thời, trong ý nghĩa của văn hóa này còn rèn luyện tính cách con người biết kính trên nhường dưới, sống có chuẩn mực và nhân phẩm tốt. 

 

Các kiểu cúi chào trong văn hóa chào hỏi Nhật Bản

Nhiều người cho rằng việc cúi chào chỉ cần gập người thôi là đủ. Tuy nhiên, trong văn hóa của người Nhật thì cúi chào sẽ có những kiểu riêng theo trạng thái khác nhau. Một số kiểu cúi chào cơ bản sau đây mà chúng ta nên tìm hiểu.

Kiểu chào Keirei (敬礼

Kiểu cúi chào Keirei hay còn gọi là chào bình thường. Đối với kiểu chào này, người Nhật sẽ thực hiện cúi gập người 30 – 35 độ trong vòng 2 -3 giây. Đồng thời mắt nhìn thẳng khoảng 2m, hai tay chắp phía trước đùi và cúi người. Kiểu chào này thường dùng với người lớn tuổi hơn, cấp trên hoặc đối tác, khách hàng,…. Mức độ trang trọng của kiểu chào này khá cao. 

Kiểu cúi chào Eshaku(会釈)

Đây là kiểu chào hỏi thể hiện sự thân mật với những người cùng tuổi, cùng chức vụ, địa vị xã hội. Có thể nói đây là kiểu chào mang lại cảm giác gần gũi và không đặt nặng cấp bậc với nhau.

Các động tác của kiểu chào Eshaku thường là mắt nhìn thẳng 3m, thân người cúi khoảng 15 độ trong vòng 1 -2 giây. Đây là kiểu chiều được thực hiện phổ biến trong cuộc sống hằng ngày.

Kiểu cúi chào Saikeirei(最敬礼)

Kiểu cúi chào Saikeirei là một trong những kiểu chào hỏi ở mức độ trang trọng cao nhất của người Nhật. Khi người Nhật sử dụng kiểu chào này nghĩa là họ muốn thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính với đấng bậc thần linh hoặc bày tỏ thành ý, lời cảm ơn, lời xin lỗi đối với bố mẹ, ông bà. 

Để nhận biết được người Nhật sử dụng kiểu cúi chào này khi nào thì bạn có thể quan sát thông qua động tác chào tỉ lệ thuận với độ cúi người. Trong nhiều trường hợp, người ta còn cúi gập người sát đất để bày tỏ lòng thành của mình đúng nhất. Thông thường, người Nhật sẽ vừa nói vừa cúi người và giữ động tác trong vòng 3-5 giây.

Ngoài ra, văn hóa cúi chào ở Nhật Bản cũng khác nhau giữa nam và nữ. Tuy rằng, các kiểu cúi chào là cơ bản những động tác, những người nam và nữ cũng sẽ thực hiện như vậy nhưng động tác tay ở nữ và nam sẽ khác biệt. nếu chú ý quan sát có thể dễ dàng nhận thấy điều đấy. Dễ nhận biết nhất là nữ giới thường đặt bàn tay với các ngón tay duỗi thẳng phía trước người rồi mới cúi chào, còn nam lại khép cánh tay áp sát sườn, dáng người thẳng đứng.  

Tóm lại, văn hóa chào hỏi giờ đây đã trở thành một đặc trưng riêng của người Nhật. Văn hóa này dần dần tồn tại và ăn sâu trong phong cách của người Nhật Bản. Nếu có cơ hội tìm hiểu thêm những văn hóa tốt đẹp của đất nước này thì có thể trau dồi thêm.

 

Góc Nhật Bản

Bỏ túi 100 thuật ngữ tiếng Nhật ngành IT dành cho kỹ sư phần mềm

Kỹ sư công nghệ thông tin là một công việc vô cùng hấp dẫn ở Nhật Bản hiện nay, bởi mức lương trung bình...

Những điều cần biết về kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT

JLPT là gì? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật có tên tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) tiếng Anh: "Japanese Language Proficiency Test" - JLPT) là kì...

Hanami – Độc đáo lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào (桜, sakura) được xem như là quốc hoa (không chính thức) của đất nước mặt trời mọc. Hàng năm, các ngôi...

Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được...

Truyền nghề

THẾ NÀO LÀ MỘT TESTER XUẤT SẮC?

Công việc chính của một Tester là tìm kiếm những lỗi hệ thống, thẩm định xem hệ thống có đáp ứng được các yêu...

BÍ KÍP “NHỜ VẢ” CHO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN ÍT KINH NGHIỆM TẠI NƠI CÔNG SỞ

Khi mới chập chững làm quen với công việc của một lập trình viên, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều vướng mắc...

DÙNG EMAIL ĐỈNH CAO, ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM SAU

Hiện nay, email vẫn là phương tiện chủ yếu giúp chúng ta kết nối với mọi người, trong cả việc công lẫn việc cá...

19 Sai Lầm Của Lập Trình Viên

Sưu tầm nhiều sách, tải nhiều video học lập trình nhưng bao giờ đọc và học nghiêm túc Hiện nay, sách Ebook quá nhiều,...