Những điều cần biết về ngành CNTT

Bài viết gần đây

RTEP K1 VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ Ở RIKKEI NAGOYA – NHẬT BẢN

Tiếp nối với hành trình chinh phục xứ sở hoa anh đào, vừa qua Chương trình RTEP tiếp tục...

RTEP K2 nghĩ gì sau 2 tuần ON-JOB-TRAINING tại văn phòng Rikkeisoft Đà Nẵng

Ngày 20/2/2023, học viên K2 chính thức bước vào giai đoạn cuối của lộ trình RTEP- Học kỳ On-Job-Training...

RTEP K2 tổng kết Lớp Kaiwa Nền Tảng. Hoàn thành bước tiến mới cho hành trình chinh phục tiếng Nhật!

Trong hành trình tiến đến mục tiêu đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, chinh phục tiếng Nhật...

RTEP – ERS chuẩn bị gì trước thềm phỏng vấn Onsite Nhật?

Tháng 10/2022, Chương trình RTEP vui mừng nhận tin những học viên đầu tiên sang Nhật để làm việc...

Học viên RTEP K1 – Hành trình mới của cô nàng Diệu Hiền trên đất nước Nhật Bản

Cuối tháng 10 này, Chương trình đào tạo kỹ sư tài năng Việt Nhật (RTEP) đã thành công đưa...

Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự bùng nổ về nhu cầu việc làm ngành CNTT, mở ra nhiều cơ hội cho các sĩ tử yêu thích công nghệ, đặc biệt với ngành lập trình viên. Giấc mơ tự lực có việc làm tốt lương cao sau khi ra trường giờ không còn quá xa vời với các bạn trẻ. Nhưng để vươn xa trong sự nghiệp, các em không thể chỉ dựa vào thế thời.

Thực tế cho thấy phần lớn sinh viên ngành CNTT ở Việt Nam ra trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Theo thống kê của Viện Chiến lược TT&TT 72% sinh viên CNTT không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.

Để vươn xa trong sự nghiệp, ngoài việc nắm bắt cơ hội thời cuộc thì sinh viên cần phải hiểu rõ về cơ hội nghề nghiệp của ngành mình đang theo học, trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết phù hợp với xu thế và yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Học xong CNTT có thể làm những nghề gì?

Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. Khi ra trường, sinh viên được cấp bằng kỹ sư CNTT hoặc cử nhân CNTT tùy theo thời gian đào tạo. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn, thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên ngành như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thông tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng, tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực CNTT, các công ty phần mềm, mạng… các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách CNTT, hệ thống quản trị; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT…

Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu các nghề trong nhóm Phát triển phần mềm – một lĩnh vực chiếm tỷ lệ lớn trong ngành CNTT và được các bạn sinh viên quan tâm hơn hết khi ra trường. 

1/ Lập trình viên/Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Programmer)

Chân dung:

Là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ lập trình) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính, thiết bị di động,… Các lập trình viên có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó phổ biến là Java, C++, C#, PHP, ASP.Net,…

Kỹ năng cần có:

  • Kiến thức, kỹ năng về các ngôn ngữ lập trình 
  • Khả năng làm việc theo nhóm 
  • Khả năng độc lập và sắp xếp công việc 
  • Khả năng suy nghĩ thực tế 
  • Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, phân tích và dung hòa các luồng ý tưởng

2/ Kỹ sư thiết kế phần mềm (Software Designer)

Chân dung:

Là người thiết kế ra các phần mềm ứng dụng cho máy tính, thiết bị di động, thiết bị điều khiển (Console), các trang web và thiết bị công nghệ khác. Ứng dụng (application) là các phần mềm có đủ mọi công dụng mà các bạn vẫn quen gọi đó là các “apps”.

Kỹ năng cần có:

  • Am hiểu công nghệ phần mềm và kỹ thuật liên quan đến phần mềm
  • Kiến thức cơ bản về mỹ thuật
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt
  • Khả năng làm việc nhóm tốt
  • Khả năng nhìn nhận được các ưu điểm và khuyết điểm của ứng dụng

3/ Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect, gọi tắt là SA)

Chân dung:

Là chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm, có nhiệm vụ thiết kế, thẩm định và tạo ra những thiết kế kiến trúc tổng quát, cấp cao cho phần mềm hoặc hệ thống dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra của khách hàng. Những tiêu chuẩn đó bao gồm tiêu chuẩn về lập trình phần mềm, các công cụ và cả nền tảng cho phần mềm đó vận hành. Tương tự như một kiến trúc sư xây dựng, phải hiểu về các phương pháp thi công, chất liệu thích hợp, sở thích của khách hàng và cách tận dụng triệt để diện tích nhà. Các kiến trúc sư phần mềm là những người có tầm nhìn và hiểu biết rất sâu sắc về hướng phát triển phần mềm của họ, từ cách hình thành hệ thống vận hành phần mềm, đến ngôn ngữ lập trình, các tiêu chuẩn viết code đến giao diện đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng của khách hàng và làm sao các hệ thống thành phần giao tiếp hài hòa với nhau, làm sao để tạo ra một hệ thống đáng tin cậy và đạt được hiệu suất theo yêu cầu.

Kỹ năng cần có:

  • Tiếng Anh tốt
  • Hiểu sâu về xu hướng công nghệ
  • Có kiến thức chuyên ngành sâu
  • Hiểu biết, kinh nghiệm phát triển phần mềm và kiến thức đa chiều
  • Có kiến thức về nhiều ứng dụng khác nhau của các hãng khác nhau
  • Có năng lực trình bày vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục

4/ Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Tester)

Chân dung:

Là người chạy thử (test) phần mềm hoặc ứng dụng để xác nhận rằng phần mềm/ứng dụng đó đáp ứng đúng các yêu cầu thiết kế, phát triển và vận hành. Nói cách khác, đó là người thực hiện quy trình chạy thử phần mềm/ ứng dụng nhằm tìm ra lỗi (bugs) trong quá trình thiết kế, phát triển và vận hành thử. Thông thường, kiểm thử phần mềm là công đoạn cuối trong một quy trình phát triển phần mềm, trước khi sản phẩm được tung ra thị trường hoặc đưa vào sử dụng. Kỹ sư kiểm thử phần mềm là thành viên không thể thiếu của bộ phận đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – QA) trong một công ty phần mềm. Đây là nghề hay được gọi vui là “vạch lá tìm sâu” của ngành CNTT.

Kỹ năng cần có:

  • Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt tốt
  • Kỹ năng phân tích và tư duy logic tốt
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Thông thạo ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình

5/ Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (System/Business Analyst)

Chân dung:

Thường xuyên làm việc với lập trình viên, trưởng nhóm phát triển phần mềm, quản lý dự án và các nhân viên CNTT khác để triển khai các giải pháp dưới hình thức là hệ thống hóa thành các mô hình thích hợp. Vì vậy, chuyên viên phân tích nghiệp vụ còn là người giúp “điều hòa” không khí và là “chất keo” gắn kết các thành viên trong dự án. Đây có thể là lý do vì sao người ta gọi chuyên viên phân tích nghiệp vụ là người sống trong hai thế giới – thế giới kinh doanh và thế giới phát triển phần mềm.

Kỹ năng cần có:

  • Giỏi ngoại ngữ
  • Nhạy bén cập nhật xu hướng, tìm hiểu kiến thức đa ngành
  • Óc phân tích ý tưởng, nhu cầu nhạy bén

6/ Quản lý dự án (Project Manager)

Chân dung:

Là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho dự án và xây dựng, quản lý nhóm để thực hiện dự án

Kỹ năng cần có:

  • Kiến thức về các phương pháp quản lý dự án và quy trình phát triển phần mềm
  • Khả năng thông tin và giao tiếp
  • Kỹ năng thương lượng
  • Quản lý rủi ro

7/ Kỹ sư cầu nối (Bridge Software Engineer, viết tắt là BrSE)

Chân dung:

Làm việc trực tiếp với khách hàng và truyền đạt yêu cầu của khách hàng cho những người làm kỹ thuật và ngược lại. Kỹ sư cầu nối cũng làm các công việc về kỹ thuật chứ không phải là phiên dịch.

Kỹ năng cần có:

  • Hiểu biết sâu sắc về văn hóa làm việc của khách hàng
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Kỹ năng tự học
  • Giỏi ngoại ngữ

Phần lớn BrSE hiện nay thông thạo ngoại ngữ là tiếng Nhật, bởi Việt Nam đã và đang là thị trường hấp dẫn với nhiều đối tác Nhật Bản khi có nguồn nhân lực chất lượng và giá cả hợp lý. Sự hấp dẫn của nghề BrSE không chỉ đến từ môi trường làm việc, các kiến thức và kỹ năng học được trong quá trình thực hiện công việc mà bởi chính thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến. Đó cũng chính là lý do ra đời của nhiều khóa đào tạo BrSE dành cho các lập trình viên hiện nay.

Với chương trình đào tạo kỹ sư CNTT tài năng Việt – Nhật (RTEP) do Công ty Rikkeisoft – chi nhánh Đà Nẵng tổ chức dành cho các bạn sinh viên năm 2,3 chuyên ngành CNTT, các bạn sẽ được học tiếng Nhật và các kỹ năng bên cạnh các kiến thức chuyên môn được giảng dạy tại trường để trở thành một BrSE thực thụ.

Xem thêm thông tin về chương trình tại đây: https://rtep.vn/gt-chuongtrinh/

Với mỗi vị trí, đòi hỏi bạn sẽ cần có những kinh nghiệm, kỹ năng khác nhau, và hãy nhớ rằng đó sẽ là một hành trình dài để bạn dần học hỏi, tích lũy, đúc kết để nhận ra vị trí nào sẽ thật sự phù hợp với khả năng, đam mê của bạn. Tựu chung, một sinh viên ngành CNTT ngoài việc xác định sớm được hướng phát triển nghề nghiệp của mình, cũng cần không ngừng trau dồi những kỹ năng quan trọng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là: 

1/ Kỹ năng làm việc nhóm

Đây là một kỹ năng quan trọng và thiết yếu đối với sinh viên CNTT. Hiện nay, công việc của LTV là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong một dự án lớn, việc làm việc nhóm với các lập trình viên khác đòi hỏi tình thần làm việc đồng đội, kết hợp với nhau để tạo ra một sản phẩm tốt. bạn cần biết cách lắng nghe người khác, nhận chỉ trích và hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm thực hiện mọi thứ một cách đúng đắn và đúng hẹn.

Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên IT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp

2/ Thuyết trình trước đám đông

Việc làm ra một sản phẩm tốt để có thể giải thích cho mọi người hiểu được tính năng, ưu điểm của sản phẩm đó đòi hỏi bạn phải có khả năng thuyết trình tự tin trước đám đông. Đối với một người làm CNTT, bạn được kỳ vọng có thể thuyết trình độc lập trong một buổi họp quan trọng mà không gặp vấp váp nào.

3/ Kỹ năng giao tiếp

Môi trường làm việc trong lĩnh vực IT luôn yêu cầu có sự giao tiếp và tương tác ngay tức thời. Bởi, sự cố xảy ra luôn là bất ngờ và không có sự báo trước nên trong trường hợp đó, bạn phải ngay lập tức kết nối với đồng nghiệp, trình bày và giải thích rõ ràng vấn đề, sau đó cùng mọi người tìm ra các giải pháp thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể và giải quyết chúng hiệu quả.

4/ Xử lý sự cố, xử lý vấn đề

Với dân IT, việc máy tính, mạng internet, phần mềm hay website liên tục xảy ra sự cố là việc quá quen thuộc. Thế nhưng sự cố trong thế giới công nghệ thì “muôn hình vạn trạng” nên vấn đề của bạn là phải biết phát hiện ra sự cố đó là gì? nguyên nhân xảy ra? và đưa ra giải pháp xử lý một cách nhanh chóng để ngăn chặn hậu quả khôn lường. 

5/ Ngoại ngữ

Dân tự nhiên thường “sợ” ngoại ngữ, nhưng nếu biết biến điểm yếu đó thành thế mạnh thì bạn sẽ có vô vàn cơ hội tốt trong tương lai. Đừng chỉ mãi đặt ra mục tiêu, hãy biến nó thành kế hoạch và hành động. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến toàn cầu, hãy trang bị cho mình thêm những ngôn ngữ khác, trong đó tiếng Nhật là một lựa chọn “rất khôn ngoan” nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Nguồn nhân lực CNTT giỏi ngoại ngữ vốn hiếm, và các kỹ sư CNTT giỏi tiếng Nhật chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội tốt về công việc và mức lương, khi nhu cầu của thị trường ở vị trí này luôn thiếu. Chương trình đào tạo kỹ sư CNTT tài năng Việt – Nhật (RTEP) do Công ty Rikkeisoft – chi nhánh Đà Nẵng tổ chức sẽ giúp các bạn sinh viên được tiếp cận và học tập tiếng Nhật từ rất sớm, để có thể đạt được trình độ tiếng Nhật tương đương N3 khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, đồng thời mở ra vô vàn cơ hội để các bạn có thể làm việc ngắn và dài hạn tại Nhật Bản. 

Xem thêm thông tin về chương trình tại đây: https://rtep.vn/gt-chuongtrinh/

Hoàn thành một chương trình đại học/cao đẳng là điều cần thiết nếu bạn quan tâm đến một công việc trong lĩnh vực CNTT nhưng có nhiều thứ hơn là chỉ hoàn thành các khóa học. Để nổi bật hơn trong ngành CNTT, sinh viên phải chủ động và phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách sử dụng các kỹ năng của mình trong các môi trường làm việc khác nhau. Chúc các bạn sinh sẽ sớm tìm được đam mê và thành công với những gì mình theo đuổi nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về nghề CNTT một cách cụ thể ở Tài liệu Những điều cần biết về nghề CNTT của Bộ TT&TT: (https://www.qtsc.com.vn/uploads/files/2019/03/19/Nghe-CNTT-Official-Small.pdf)

Nguồn bài viết: 

  • Những điều cần biết về nghề CNTT – Bộ TT&TT
  • Nganhcongnghethongtin.edu.vn
  • dantri.com.vn

Tổng hợp: Nguyễn Thị Kim Yến – Rikkeisoft Đà Nẵng

Góc Nhật Bản

Bỏ túi 100 thuật ngữ tiếng Nhật ngành IT dành cho kỹ sư phần mềm

Kỹ sư công nghệ thông tin là một công việc vô cùng hấp dẫn ở Nhật Bản hiện nay, bởi mức lương trung bình...

Những điều cần biết về kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT

JLPT là gì? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật có tên tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) tiếng Anh: "Japanese Language Proficiency Test" - JLPT) là kì...

Hanami – Độc đáo lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào (桜, sakura) được xem như là quốc hoa (không chính thức) của đất nước mặt trời mọc. Hàng năm, các ngôi...

Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được...

Truyền nghề

THẾ NÀO LÀ MỘT TESTER XUẤT SẮC?

Công việc chính của một Tester là tìm kiếm những lỗi hệ thống, thẩm định xem hệ thống có đáp ứng được các yêu...

BÍ KÍP “NHỜ VẢ” CHO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN ÍT KINH NGHIỆM TẠI NƠI CÔNG SỞ

Khi mới chập chững làm quen với công việc của một lập trình viên, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều vướng mắc...

DÙNG EMAIL ĐỈNH CAO, ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM SAU

Hiện nay, email vẫn là phương tiện chủ yếu giúp chúng ta kết nối với mọi người, trong cả việc công lẫn việc cá...

19 Sai Lầm Của Lập Trình Viên

Sưu tầm nhiều sách, tải nhiều video học lập trình nhưng bao giờ đọc và học nghiêm túc Hiện nay, sách Ebook quá nhiều,...