Những lệnh Git cơ bản cần nhớ

Bài viết gần đây

RTEP K2 nghĩ gì sau 2 tuần ON-JOB-TRAINING tại văn phòng Rikkeisoft Đà Nẵng

Ngày 20/2/2023, học viên K2 chính thức bước vào giai đoạn cuối của lộ trình RTEP- Học kỳ On-Job-Training...

RTEP K2 tổng kết Lớp Kaiwa Nền Tảng. Hoàn thành bước tiến mới cho hành trình chinh phục tiếng Nhật!

Trong hành trình tiến đến mục tiêu đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, chinh phục tiếng Nhật...

RTEP – ERS chuẩn bị gì trước thềm phỏng vấn Onsite Nhật?

Tháng 10/2022, Chương trình RTEP vui mừng nhận tin những học viên đầu tiên sang Nhật để làm việc...

Học viên RTEP K1 – Hành trình mới của cô nàng Diệu Hiền trên đất nước Nhật Bản

Cuối tháng 10 này, Chương trình đào tạo kỹ sư tài năng Việt Nhật (RTEP) đã thành công đưa...

Học kỳ cũ- Hành trình mới, RTEP K2 bước vào giai đoạn mới của hành trình chinh phục mục tiêu “Đặt chân đến Xứ...

Ngày 6/10/2022, Chương trình RTEP đã tổ chức Lễ tổng kết và trao học bổng tích lũy, khen thưởng...

Nhằm giúp các bạn có những hiểu biết ban đầu khi sử dụng Git, cùng tìm hiểu tổng quan về Git và những câu lệnh cơ bản thường xuyên được sử dụng nhé!

1. Cơ bản về Git

Git là tên gọi của một Hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS) là một trong những hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. DVCS nghĩa là hệ thống giúp mỗi máy tính có thể lưu trữ nhiều phiên bản khác nhau của một mã nguồn được nhân bản (clone) từ một kho chứa mã nguồn (repository), mỗi thay đổi vào mã nguồn trên máy tính sẽ có thể ủy thác (commit) rồi đưa lên máy chủ nơi đặt kho chứa chính. Và một máy tính khác (nếu họ có quyền truy cập) cũng có thể clone lại mã nguồn từ kho chứa hoặc clone lại một tập hợp các thay đổi mới nhất trên máy tính kia. Trong Git, thư mục làm việc trên máy tính gọi là Working Tree.

2. Flow cơ bản khi sử dụng Git

Sau đây là flow cơ bản khi bạn sử dụng Git:

  • Clone project từ server về Local Repository
  • Check-out 1 nhánh từ Local Repository về Working Space
  • Bạn sẽ làm việc (thêm, sửa, xóa tại Working Space)
  • Add : xác nhận sự thay đổi của các files (đưa đến vùng Staging Area)
  • Commit: cập nhật sự thay đổi lên Local Repository

Về cơ bản đến đây là đã hoàn thành một chu trình sử dụng Git. Lúc này, nếu muốn cập nhật sự thay đổi này lên server thì dùng lệnh push để đẩy chúng lên server.

3. Những câu lệnh cơ bản thường sử dụng

Thiết lập chứng thực cá nhân

$ git config –global user.name “User Name”

$ git config –global user.email “[email protected]

Lưu ý: –global được sử dụng để áp dụng cho tất cả các projects. Nếu không sử dụng –global thì settings sẽ chỉ dùng cho riêng project đó.

Tạo một kho chứa Git

$ git init

Trường hợp muốn theo dõi một dự án cũ trong Git, lập trình viên cần ở trong thư mục của dự án đó. Lệnh này sẽ tạo một thư mục mới có tên .git, thư mục này chứa tất cả các tập tin cần thiết cho kho chứa.

Sao chép một kho chứa đã tồn tại

$ git clone https://github.com/user/repository.git

Câu lệnh trên sẽ tạo một thư mục mới có tên giống trên của repo.

Nhánh trong git

Khi sử dụng Git, lập trình viên có thể tạo ra nhiều nhánh (branch) khác nhau. Câu lệnh Git này dùng để kiểm tra branch hiện tại:

$ git branch

 

Để tạo mới một branch:

$ git branch <name_branch>

 

Để chuyển và tạo mới:

$ git branch -b <name_branch>

Chuyển nhánh

Trước khi muốn thay đổi source code, điều đầu tiên cần phải làm là checkout một nhánh. Để checkout một nhánh, dùng câu lệnh Git sau:

$ git checkout <name_branch>

Cập nhật thay đổi

Sau khi thay đổi source code: thêm mới, sửa, xóa files,… Lập trình viên cần cập nhật lên Staging Area. Để cập nhật hết các files:

$ git add .

Sau lệnh add, cần sử dụng câu lệnh Commit để đây thông tin thay đổi lên Local Respository:

$ git commit -m “Message”

Cập nhật lên server

Sau câu lệnh Commit, thông tin mới chỉ được cập nhật lên Local Repository. Nếu muốn cập nhật lên server thì phải sử dụng câu lệnh push:

$ git push origin <name_branch>

 

Ngoài ra, nếu chưa tồn tại remote trên server thì cần phải add mới một remote trước rồi mới push:

$ git remote add origin <remote_url>

$ git push origin <name_branch>

Gộp nhánh

Sau một thời gian cập nhật các file và push lên git trên branch mới, bây giờ cần ghép (merge) code lại vào nhánh gốc (master). Trước tiên, cần phải checkout ra khỏi branch hiện tại cần gộp để vào branch master, sau đó thì dùng lệnh merge để ghép branch mới vào master:

$ git checkout master

$ git merge <new_branch>

Xem lại lịch sử commit

$ git log

Lệnh git log sẽ cho biết về người commit, ngày giờ, message của những lần commit đó.

Xem thay đổi trước khi push

 $ git diff

Lệnh này giúp bạn biết những gì đã được thay đổi giữa nhánh hiện tại và nhánh trước nó.

Gộp commit

$ git rebase -i HEAD~

Sau dấu ~ là số commit muốn gộp. Sau khi gõ lệnh này một cửa sổ trình soạn thảo hiện ra. Thay đổi ký tự pick của dòng các dòng sau dòng đầu thành s rồi lưu lại/kết thúc. Khi đó, trình soạn thảo để chỉnh sửa giải thích commit thiết lập cho commit sau khi đã tổng hợp sẽ được hiển thị, nên hãy chỉnh sửa lưu lại/kết thúc.

Pull từ remote repository

$ git pull origin master

Lệnh trên sẽ gộp những thay đổi mới kéo về từ máy chủ từ xa với nhánh hiện tại trên máy local.

Tổng kết

Hy vọng những bài viết này có thể giúp ích cho các bạn mới bắt đầu sử dụng Git, giúp các bạn hiểu những khái niệm cơ bản, những câu lệnh về Git và vận dụng tốt vào công việc.

Nguồn: Viblo

Góc Nhật Bản

Những điều cần biết về kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT

JLPT là gì? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật có tên tiếng Nhật 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) tiếng Anh: "Japanese Language Proficiency Test" - JLPT) là kì...

Hanami – Độc đáo lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào (桜, sakura) được xem như là quốc hoa (không chính thức) của đất nước mặt trời mọc. Hàng năm, các ngôi...

Bí quyết đánh đổ bài thi JLPT

Bất kỳ ai khi theo học tiếng Nhật Nhật cũng biết về bài thi JLPT. Đây là bài thi năng lực tiếng Nhật được...

Nét đặc trưng trong văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, văn hóa chào hỏi chính là một nét văn hóa đặc trưng dần trở thành phong cách của mỗi...

Truyền nghề

THẾ NÀO LÀ MỘT TESTER XUẤT SẮC?

Công việc chính của một Tester là tìm kiếm những lỗi hệ thống, thẩm định xem hệ thống có đáp ứng được các yêu...

BÍ KÍP “NHỜ VẢ” CHO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN ÍT KINH NGHIỆM TẠI NƠI CÔNG SỞ

Khi mới chập chững làm quen với công việc của một lập trình viên, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều vướng mắc...

DÙNG EMAIL ĐỈNH CAO, ĐỪNG MẮC NHỮNG SAI LẦM SAU

Hiện nay, email vẫn là phương tiện chủ yếu giúp chúng ta kết nối với mọi người, trong cả việc công lẫn việc cá...

19 Sai Lầm Của Lập Trình Viên

Sưu tầm nhiều sách, tải nhiều video học lập trình nhưng bao giờ đọc và học nghiêm túc Hiện nay, sách Ebook quá nhiều,...