Việt nam – Nhật Bản với điều kiện địa lý và lịch sử đã gắn bó hai dân tộc từ ngàn xưa, tuy nhiên, mối quan hệ hai nước không phải lúc nào cũng suôn sẻ và thực tế đã trải qua không ít những thăng trầm. Ngày 21/9/1973, Việt Nam – Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên. Khuôn khổ quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Năm 2009, Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ta.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay, quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á” tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp, toàn diện, sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Hai nước đang cùng nhau nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ đối tác này không ngừng phát triển, phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài và thịnh vượng của nhân dân hai nước, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực 5G, Việt Nam đang thúc đẩy thương mại hoá, trong đó có vấn đề an ninh mạng có vai trò quan trọng, do đó Nhật Bản sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm vấn đề này. Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thống kê, Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống của Nhật Bản và Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang giúp Việt Nam trong hoạt động này.
(Nguồn: http://dangcongsan.vn)
Tăng cường năng lực cho chuyên gia Việt Nam có thể tham gia nhiều và sâu hơn vào các nhóm nghiên cứu của Nhật Bản và quốc tế về xây dựng chính sách quản lý nhà nước và xây dựng tiêu chuẩn an toàn thông tin, nhất là những lĩnh vực mới như an toàn thông tin cho thành phố thông minh, công nghệ 5G, internet vạn vật (IoT)… Thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao như IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data), chuyển đổi số. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng cả về sản xuất thiết bị và khai thác dịch vụ thông qua các hình thức tổ chức các khóa đào tạo, cử chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo.
Với tỉ lệ dân số già ngày càng tăng, Nhật Bản đang không ngừng đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, đãi ngộ, nới lỏng chính sách thị thực để tiếp nhận du học sinh, lao động nước ngoài nhằm tránh các tổn thất, đồng thời cũng giúp các công ty, xí nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất giúp nền kinh tế phát triển. Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Nhật Bản (MHLW), tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở Nhật Bản vào cuối tháng 10/2019 là 401.326 lao động, có tốc độ tăng mạnh qua các năm. Sở dĩ, số lượng lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tăng nhanh như vậy vì thu nhập cao hơn so với làm việc trong nước; Nhật Bản là quốc gia có nền công nghệ tiên tiến và kỹ thuật cao, có cơ hội học hỏi được nhiều kỹ năng mới, tiếp xúc với nền công nghệ hiện đại nhất, từ đó có thể nâng cao tay nghề và kinh nghiệm cho bản thân; Nhật Bản là đất nước có an ninh hàng đầu thế giới; văn hoá và phong cảnh vô cùng đặc sắc,… Có thể nói, Nhật Bản chính là một trong những nước đáng để sống nhất.
Đối với các bạn sinh viên RTEP, việc tham gia vào chương trình và được đào tạo theo chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản đã tạo một bước đệm rất vững chắc cho hành trình của các bạn sau này. Đây là cơ hội để các bạn được trải nghiệm, làm việc và phát triển trong một trường tiên tiến, hiện đại của xứ sở Phù tang. Vì vậy, hãy tiếp tục giữ vững đam mê, niềm tin vào con đường mình đã chọn và bức phá hơn nữa để chinh phục được những mục tiêu của mình nhé!
Nguyễn Quỳnh Như – Rikkeisoft Đà Nẵng